Tiêu chuẩn vệ sinh đồ đạc, vật dụng đạt chuẩn nhất hiện nay

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm rất nhiều các hạng mục khác nhau và vệ sinh đồ đạc, vật dụng là một trong số đó. Vậy các công ty vệ sinh đã áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh đồ đạc, vật dụng như thế nào ? Đây chắc chắn là vấn đề được không ít khách hàng quan tâm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ đến khách hàng những tiêu chuẩn vệ sinh đang được chúng tôi áp dụng như sau.

Những tiêu chuẩn để đánh giá công việc vệ sinh
Những tiêu chuẩn để đánh giá công việc vệ sinh

Những tiêu chuẩn để đánh giá công việc vệ sinh đồ đạc, vật dụng

Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp áp dụng với các đồ đạc, vật dụng như sau:

  • Bàn : mặt bàn và xung quanh sạch, không bụi; không có rác nổi và bụi dưới gầm bàn.
  • Ghế nỉ: sau khi giặt phải khô đều, không vết bẩn bám, không có mùi hôi. Và thành ghế và chân ghế không bụi, không có vết bẩn bám.
  • Ghế da: không bụi bám xung quanh
  • Giường: sạch bụi, sạch vết bẩn, không còn dấu tay, sáng đẹp.
  • Bàn: mặt bàn sạch, sáng, không vết bẩn, góc cạnh xung quanh bàn không bụi
  • Tủ lạnh, tủ cá nhân, tủ file tài liệu: phía ngoài không có bụi, không có vết bẩn bám.
  • Đèn, quạt cây, quạt thông gió, quạt trần: sạch sẽ, không có bụi bám ở cánh quạt.
  • Điều hoà: xung quanh không bụi bám
  • Máy vi tính, tivi : xung quanh màn, CPU sạch sẽ, không bụi, không có vết bẩn bám; các khe bàn phím sạch, không còn bụi bám
  • Máy in, máy fax, máy photo: phía ngoài sạch, không bụi bám
Quy trình tiêu chuẩn khi vệ sinh đồ đạc, vật dụng
Quy trình tiêu chuẩn khi vệ sinh đồ đạc, vật dụng

Xem ngay: Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh

Quy trình tiêu chuẩn khi vệ sinh ghế vải, nỉ

Nếu có thể tháo được lớp vải nỉ thì bạn có thể đem ghế đi giặt trực tiếp rồi phơi khô. Hoặc nếu không tháo được, thì bạn có thể vệ sinh ghế theo những bước sau:

  • Bước 1: Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải lông mềm để hút, quét qua bụi bám trên mặt lớp vải, nỉ
  • Bước 2: Phun dung dịch làm sạch chuyên dụng phun trực tiếp và để nghỉ khoảng 5 đến 10 phút.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau nhẹ bề mặt sau khi phun dung dịch để thấm hút chất bẩn
  • Bước 4: Sau đó dùng máy sấy để sấy khô bề mặt vải hay dùng bàn là ủi để làm khô cũng như làm sạch vết bẩn được nhanh và tốt hơn.

Một số lưu ý khi vệ sinh ghế vải, nỉ

Ngoài cách vệ sinh lớp bọc vải nỉ cho ghế ở phía trên. Quý khách cần lưu ý một số cách sau đây nhằm bảo quản cũng như làm tăng tuổi thọ cho lớp da, vải nỉ của ghế như sau:.

  • Tránh kê ghế tại nơi có nguồn sáng chiếu vào trực tiếp. Nếu không thể tránh nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp vào thì nên có rèm che để hạn chế cường độ chiếu sáng.
  • Hạn chế chất lỏng, dung dịch hóa học đổ vào ghế vì có rất nhiều loại dung dịch khó có thể làm sạch theo cách thông thường được.
  • Nếu không chắc chắn về loại dung dịch, chất tẩy rửa dùng để vệ sinh. Hãy thử nghiệm một ít lên góc khuất nào đó của ghế để xem chất đó có an toàn cho bề mặt da, vải nỉ không trước khi áp dụng lên toàn bộ ghế.
  • Tránh các vật dụng có góc nhọn, sắc cạnh làm thủng, rách bề mặt vải ghế.
  • Vệ sinh định kỳ 3- 6 tháng/ lần.
  • Khi vệ sinh, không nên chà mạnh lên bề mặt da, vải, để tránh làm xước, rách ghế.
  • Đặt ghế tại nơi thông thoáng, tránh đặt nơi có độ ẩm ướt cao vì dễ gây ẩm mốc.
Tiêu chuẩn vệ sinh đồ đạc, vật dụng đạt chuẩn nhất hiện nay
Tiêu chuẩn vệ sinh đồ đạc, vật dụng đạt chuẩn nhất hiện nay

Trên đây là những tiêu chuẩn vệ sinh đồ đạc, vật dụng mà chúng tôi muốn gửi đến các quý khách hàng. Và đừng bỏ qua tiêu chuẩn vệ sinh khu thang máy thang bộ, thoát hiểm vô cùng hữu ích này nhé. 

Viết một bình luận