Việc vệ sinh công nghiệp đối với mặt sàn nhà sau xây dựng là công việc bắt buộc các doanh nghiệp phải có đối với nhà xưởng, khách sạn, nhà cao tầng,… Vậy các doanh nghiệp sẽ dựa vào đâu để đánh giá mức độ vệ sinh sàn đạt chuẩn? Dưới đây là tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với mặt sàn sau xây dựng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đang được nhiều đơn vị đang sử dụng.

Chi tiết về các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với mặt sàn
Để đánh giá về chất lượng công việc thực hiện vệ sinh mặt sàn đưa ra tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp như sau:
Toàn bộ mặt sàn được vệ sinh sạch bóng, không còn bụi, vết bẩn ở bất kì vị trí nào dù là ở các góc khuất. Trên mặt sàn không lưu lại vết chân hoặc vết lau trong quá trình thực hiện vệ sinh. Cụ thể tiêu chuẩn đối với từng loại sàn như sau:
- Sàn mặt đá và mặt gỗ: Mặt sàn sạch đều, khô ráo, đảm bảo sáng đều không còn vết bẩn cứng đầu.
- Sàn xi măng: Bề mặt sàn sạch không có bột đất đọng thành vệt, không còn rác nổi.
- Sàn gạch đỏ: Sàn sáng đều, mặt gạch sạch sẽ, nền khô ráo, không có rêu bám và các vết bẩn bám dính.
- Sàn ceramic: Mặt sàn khô ráo, sạch không có mùi tanh và không có vết bẩn hay bã kẹo cao su bám trên sàn.
- Sàn trải thảm: Thảm được vệ sinh sạch, không các vết bẩn bám dính, không mùi hôi, không rác, lông vật nuôi.
- Sàn của khu vệ sinh: Mặt sàn khô ráo, sạch bóng, phần nắp chắn của hệ thống thoát nước sàn không bị tắc nghẽn.

Xem thêm bài viết: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với trần nhà và các vách ngăn
Quy trình vệ sinh làm bề mặt sàn bài bản, đạt chuẩn
Việc đầu tiên bạn cần làm là cần nhận biết gạch lát sàn. Gạch lát sàn rất đa dạng và màu của nó có thể có được từ đất sét hoặc từ phụ gia. Gạch có loại men bóng và men mờ, gạch lát ngoài trời và trong nhà, khi vệ sinh sàn nhà tuyệt đối không dùng xà phòng, dễ làm hỏng bề mặt sàn gạch và có thể bị trơn trượt, do vậy chỉ dùng nước lau nhà chuyên dụng.
Bước 1:
Thu dọn rác thô và hút bụi.
Bước 2:
Xử lý vết bẩn khó trước bằng cách cho sàn thấm nước tẩy sàn đặc dụng loại mạnh rồi chà.
Bước 3:
Dùng hóa chất chuyên dụng pha với nước theo tỉ lệ của nhà sản xuất để cho vào máy chà sàn và tiến hành chà sàn.
Bước 4:
Tiến hành hút nước bẩn sau khi chà sàn bằng máy hút công nghiệp. Đồng thời hút toàn bộ chất bẩn cùng hóa chất trên toàn bộ bề mặt sàn. Khi hút phải đi thụt lùi, đảm bảo khô sạch.
Kiểm tra lần cuối những vết bẩn khó và xử lý lại, sau đó lau lại sàn bằng cây lau sàn công nghiệp. Nhằm đảm bảo độ sáng bóng tương đồng cho mặt sàn.
Bước 5:
Kết thúc quá trình làm sạch sàn.
Hóa chất sử dụng:
- Dyma Scale: chất tẩy mạnh các bề mặt dính vôi, xi măng, gỉ sét,…
- Dymatrio, Dymasan: tẩy rửa tổng quát các mặt sàn cẩm thạch, granite; những dụng cụ inox, thủy tinh,..
- Dymashine: tẩy vết dơ và làm bóng kiếng.
- Dymabac: tẩy vết dầu mỡ, dùng khu nhà bếp.
- Dyma Phoslus: tẩy ố vàng, dùng tẩy gạch men, sành sứ, lavabo, bồn cầu,…
Thiết bị ứng dụng:
- Máy đánh trà sàn 175 vòng/phút.
- Máy đánh bóng sàn 1500 vòng/phút.
- Máy hút bụi hút nước
- Các dụng cụ làm sạch cần thiết khác

Trên đây là những tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với mặt sàn mà các doanh nghiệp cần tham khảo ngay để giám sát công việc vệ sinh tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn tổng hợp thêm quy trình vệ sinh thiết bị máy móc hiệu quả, hãy bấm vào đây để tìm hiểu rõ hơn nếu bạn đang gặp vấn đề trong vệ sinh máy móc nhé . Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ vệ sinh tốt nhất.