Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh

Nhu cầu vệ sinh công nghiệp các trang thiết bị nhà vệ sinh đang ngày càng nhiều. Bởi đây là khu vực không chỉ nhà ở, văn phòng, nhà xưởng,…Mà các trung tâm, khách sạn luôn đặc biệt chú trọng đến nhất. Và để các khách hàng có thể đánh giá được quá trình thực hiện công việc vệ sinh cụ thể, rõ ràng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh đang được áp dụng trong các dịch vụ vệ sinh của chúng tôi.

Quy trình vệ sinh công nghiệp các thiết bị nhà vệ sinh
Quy trình vệ sinh công nghiệp các thiết bị nhà vệ sinh

Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh chi tiết

Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp áp dụng với các thiết bị nhà vệ sinh như sau:

  • Gương: Các mép gương không có bụi, mặt gương sáng bóng. Và không có vết nước đọng và không có sợi bông của khăn lau.
  • Bồn rửa tay: Vòi nước sáng, bồn rửa sạch, không có tóc, cặn bám, khô ráo, không có vết nước.
  • Bàn đá: khô ráo, không bụi bẩn, không có vết lau
  • Bồn cầu, bồn tiểu: được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không có mùi hôi. Và không bị ố vàng, cặn bám hay các các vết bẩn khác bám dính.
  • Ngăn giấy vệ sinh được gấp đầu gọn gàng có giấy bên trong, phía ngoài ngăn không có vết bẩn.

Quy trình vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh

Các thiết bị vệ sinh là một hạng mục vệ sinh quan khi làm vệ sinh khu nhà vệ sinh. Thiết bị vệ sinh gồm nhiều chất liệu, hầu hết là sứ tráng men, rồi đến gương, kính, inox, nhựa. Tất cả chất liệu này chỉ phù hợp với các hóa chất trung tính có mức độ tẩy rửa vừa phải. Vì vậy, quá trình làm vệ sinh các thiết bị vệ sinh nhà vệ sinh phải rất thận trọng trong việc sử dụng hóa chất. Trước khi cung cấp quy trình chung vệ sinh các thiết bị vệ sinh, chúng tôi sẽ chia chất liệu thành 2 nhóm khác nhau. Nhóm cơ bản: men sứ và nhựa. Nhóm phụ trợ bao gồm: gương/kính và inox.

Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh

Xem thêm bài viết: Tiêu chuẩn thu gom chất thải khi thực hiện vệ sinh công nghiệp

Vệ sinh các thiết bị thuộc nhóm cơ bản

Bước 1: Làm ướt bề mặt bằng cách phun nước trực tiếp vào bề mặt. Hoặc giật nước để nước xả bề mặt nếu đó là bồn cầu hay bồn tiểu.

Bước 2: Tẩy điểm các vết bẩn trên bề mặt, có thể là vết bẩn sau xây dựng ( xi măng, keo dán, sơn…). Hoặc có thể là vết bẩn trong quá trình sử dụng ( nước hoa quả, nước chè,..). 

Bước 3: Phun đều hóa chất lên bề mặt mặt sứ. Hóa chất là hóa chất trung tính, có tính tẩy rửa rất thấp dùng để khử mùi và tạo mùi hương dễ chịu cho người sử dụng. Ngâm khoảng 2-5 phút, tùy vào độ sạch hay bẩn của thiết bị. Trong lúc chờ ngâm hóa chất, nhân viên có thể làm các việc khác trong khu nhà vệ sinh.

Bước 4: Đánh bề mặt với hóa chất: Dùng bàn chải mềm hoặc giẻ lau mềm chà bề mặt cho thật kỹ. Lưu ý rằng, không để xước bề mặt và không làm dính hóa chất ra chỗ khác hoặc vào tay chân tạp vụ vệ sinh.

Bước 5: Lau khô lại toàn bộ bề mặt đã được vệ sinh.

Vệ sinh các thiết bị thuộc nhóm phụ trợ

Khác với nhóm cơ bản, làm sạch nhóm phụ trợ trông đơn giản hơn rất nhiều:

Bước 1: Đầu tiên bạn cần lau khô để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi bề mặt chất liệu.

Bước 2: Lau ẩm với hóa chất chuyên dụng như hóa chất lau kính hoặc hóa chất lau inox.

Bước 3: Cuối cùng đánh bóng bề mặt (đối với inox)

Tapvuvesinh - dịch vụ vệ sinh thiết bị nhà vệ sinh tốt nhất, hiệu quả nhất
Tapvuvesinh – dịch vụ vệ sinh thiết bị nhà vệ sinh tốt nhất, hiệu quả nhất

Trên đây là thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp đối với các trang thiết bị nhà vệ sinh. Nếu bạn đang muốn tìm đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh chất lượng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Và đừng bỏ lỡ các tiêu chuẩn vệ sinh khác nhau như: vệ sinh máy móc, hệ thống cửa hay vệ sinh mặt sàn,….sạch sẽ, đúng chuẩn nhất nhé.

Viết một bình luận