Nhắc đến dịch vụ vệ sinh nhà máy kho xưởng chắc hẳn nhiều người đã nghe qua quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP. Vậy quy trình vệ sinh này như thế nào? Hãy cùng tapvuvesinh.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Tiêu chuẩn GMP là gì?
GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practices có nghĩa là thực hành sản xuất tốt. Thực hành sản xuất tốt đã được phát triển bởi nhiều nơi và cho nhiều ngành công nghiệp. Với mục tiêu nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng và công nhân viên.
Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP bài bản, quy chuẩn
Vệ sinh nhà máy là công việc mà bất kỳ đơn vị sản xuất nào cũng đều phải thực hiện. Nhằm giữ cho môi trường nhà máy luôn được thoáng mát. Cũng như nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP sẽ bao gồm những yêu cầu như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thiết bị máy móc, tiêu chuẩn nguyên liệu, và thao tác kỹ thuật… phù hợp với quy định và theo tiêu chuẩn GMP nhà xưởng.
Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng tiêu chuẩn GMP để đưa ra những quy định quản lý thích hợp.
Bước 3: Phân công bộ phận phụ trách lập kế hoạch và quản lý từng quy trình.
Bước 4: Thiết lập thủ tục, quy định và các tiêu chẩn cho từng công đoạn sản xuất.
Bước 5: Đào tạo chuyên môn và huấn luyện kỹ năng cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất.
Bước 6: Triển khai áp dụng thử nghiệm để từ đó đánh giá các tiêu chuẩn đạt được ở mức nào và có phương án xử lý tiếp theo.
Bước 7: Nếu phát hiện yếu tố chưa phù hợp thì thực hiện việc cải tiến hay điều chỉnh và bố trí nhà xưởng, máy móc, phân công lại lao động để hệ thống sản xuất được vận hành thông suốt, trơn tru.
Bước 8: Chính thức phê duyệt việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GMP vào mô hình vệ sinh nhà xưởng
Bước 9: Giám sát quy trình thực hiện và đánh giá hiệu quả đạt được.

Tham khảo ngay: Cẩm nang đào tạo tạp vụ vệ sinh hiệu quả, chuyên nghiệp nhất
Nguyên tắc và trình tự làm sạch theo tiêu chuẩn GMP sẽ phải đảm bảo:
Vệ sinh nhà xưởng từ khô đến ướt
Công việc vệ sinh khô nhằm loại hết bụi bẩn, các tác nhân vật lý trước khi vệ sinh ướt. Trong bước này, tạp vụ vệ sinh sẽ tiến hành quét dọn nhà xưởng, lau hết mạng nhện. Và dùng máy hút bụi hút hết bụi bẩn trong không gian.
Tiếp đến sử dụng khăn khô, chổi lau sạch máy móc, thiết bị có trong nhà xưởng. Đây chính là bước đầu tiên giúp làm sạch bề mặt để thực hiện tiếp việc vệ sinh ướt.
Việc làm này sẽ giúp bạn hạn chế phải sử dụng quá nhiều hóa chất, lượng nước cũng như tối ưu hóa thời gian vệ sinh cho nhà xưởng.
Vệ sinh từ trên xuống dưới
Vệ sinh trần nhà xưởng, vách nhà xưởng rồi mới xuống vệ sinh máy móc và sàn nhà. Áp dụng nguyên tắc này là cực kỳ hữu ích vì trần nhà, vách nhà xưởng lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn và mạng nhện. Nếu chúng ta vệ sinh từ trên xuống thì bụi bẩn sẽ rơi xuống máy móc, sàn nhà.
Lúc này, tiến hành vệ sinh máy móc thật kỹ rồi vệ sinh sàn sẽ giúp quá trình đẩy bụi bẩn đi nhanh chóng. Ngược lại, nếu vệ sinh sàn trước rồi mới làm sạch trần thì bụi sẽ bị kéo xuống khiến bạn tốn thêm nhiều thời gian và nhà xưởng sẽ càng bẩn thêm.
Vệ sinh từ trong ra ngoài
Vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ ngăn nắp từ khu vực bên trong trước rồi mới lau ra khu vực hành lang. Lau chùi sạch sẽ trong các phòng sản xuất, chế biến trước khi vệ sinh khu vực ra vào để đảm bảo không cần vệ sinh lại sau đó.
Vì những khu vực bên trong bạn vệ sinh xong rồi thì không cần quay lại nữa, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Vệ sinh một chiều
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch nếu muốn vệ sinh hiệu quả. Quy tắc này không những áp dụng cho nhà xưởng mà còn hiệu quả đối với khu vực nhà ở. Vệ sinh theo đường một chiều, sàn nhà sẽ đảm bảo làm sạch theo chiều dọc mà không cần phải lau đi lau lại nhiều lần.

Với bài viết trên đây; chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn hiểu được về quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP là gì? Từ đó bạn sẽ biết nên thực hiện; cải tiến quy trình vệ sinh nhà xưởng hiện tại của mình ra sao; để giúp công việc vệ sinh nhà xưởng ngày càng tốt hơn nhé. Đặc biệt hơn, để giúp sàn nhà luôn được sáng bóng, các bạn có thể tham khảo thêm quy trình vệ sinh bằng máy chà sàn của chúng tôi nhé.