Quy Trình Sơn PU Tự Phẳng Cho Nền Bê Tông Nhà Xưởng

Sơn PU tự phẳng hay tự cân bằng chính là cách gọi chung nhất cho dòng sơn Polyurethane. Cùng với khả năng tạo nên độ phẳng cho bề mặt cùng độ dày tùy theo những người thực hiện. Và sẽ phát huy được những công năng mà dòng sơn này đem đến cho các nhà xưởng. Hãy tham khảo ngay quy Trình Sơn PU Tự Phẳng Cho Nền Bê Tông Nhà Xưởng của tapvuvesinh.com để biết thêm được những thông tin về sơn PU tự phẳng nhé .

Quy Trình Sơn PU Tự Phẳng Cho Nền Bê Tông Nhà Xưởng

Bước 1: Mài nền bê tông

Bước đầu phải mài các nền bê tông, làm sạch những bề mặt nền để giảm độ ẩm. Đây cũng chính là những công việc nền tảng cần phải làm để cho những khởi đầu sẽ được đảm bảo. Ngoài ra, các lớp sơn đạt được độ bám cùng với chất lượng ổn định cao nhất.

Giai đoạn mài nền bê tông

Bước 2: Vệ sinh và xử lý các vấn đề còn lại trên nền bê tông

Sau khi đã mài xong nền bê tông, chúng ta cần loại bỏ các bụi bẩn bằng máy vệ sinh công nghiệp.

Bước 3: Thi công sơn Pu lớp lót 

 Dùng lăn hoặc Rulo. Công đoạn này cần tiến hành cẩn thận để đảm bảo sơn phủ khắp bề mặt.

Bước 4: Tiến hành thi công sơ Pu lớp phủ thứ nhất

Đối với công đoạn này cũng đòi hỏi người thi công cần cẩn thận và tràn đều sơn

Bước 5: Xử lý lại các khuyết điểm còn lại trên nền bê tông

Sau khi sơn lớp phủ thứ nhất, người thi công sẽ sử dụng các dụng cụ đánh nhám. Để làm sạch các hạt cát li ti hoặc các vật nhỏ còn sót lại ở phía trên mặt sàn. Để đảm bảo mặt sơn mịn và bền nhất có thể khi chuyển sang công đoạn tiếp theo

Xem thêm bài viết: Quy trình Thi Công Sàn vinyl

Quy Trình Sơn PU Tự Phẳng Cho Nền Bê Tông Nhà Xưởng
Công nhân đang thực hiện quy trình sơn PU

Bước 6: Thi công sơn Pu lớp phủ toàn diện 

Bước 7: Kiểm tra toàn bộ mặt sơn để đảm bảo về tính kỷ thuật, mỹ quan trước khi bàn giao

Lưu ý khi thực hiện quy trình sơn PU tự phẳng

  • Phải đảm bảo được các điều kiện về yếu tố môi trường ( như nhiệt độ, độ ẩm) trước thi công.
  • Các đội ngũ thi công phải đảm bảo tay nghề cao ( do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan khác nhau).
  • Phải tuân thủ cách  bước pha sơn PU theo đúng kỹ thuật đề ra của nhà sản xuất. Như vậy sẽ tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn ( như sơn không khô, lệch tông màu,…)

So sánh giữa sơn Pu và sơn Epoxy

Giống nhau

Sơn epoxy & Polyurethane đều là những vật liệu sàn công nghiệp đem lại hiệu quả rõ rệt cho nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể áp dụng sơn kẻ vạch kho xưởng

Khác nhau:

Giá thành

Xét về giá thành, sơn epoxy có giá thấp hơn sơn polyurethane nhờ vào giá thành sản phẩm thấp hơn, công đoạn thực hiện cũng nhẹ nhàng hơn đôi chút. Tuy nhiên, xét về tuổi thọ thì sơn polyurethane (hay còn gọi là sơn pu) lại cao hơn nhờ vào những công năng của dòng sơn này.  Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến các doanh nghiệp thiên về sơn epoxy nhiều hơn để cân đối chi phí.

Màu sắc.

Màu sắc sơn nền polyurethane sẽ bị giới hạn với độ sáng bóng thấp (bóng mờ) nhưng tính chuẩn xác cao hơn và khản năng bền màu tốt hơn so với sơn epoxy. Tuy nhiên xét về độ sáng bóng thì sơn epoxy sẽ là lựa chọn tốt hơn để kiểm soát tốt khả năng bụi bẩn. Điện năng chiếu sáng không chỉ riêng sàn bê tông mà còn cho những bề mặt tường, trần, vách.

Khả năng chống mài mòn.

Sàn polyurethane thường mềm hơn và đàn hồi hơn so với epoxy, giúp chúng chống trầy xước tốt hơn (độ mài mòn). Chịu được nhiều loại hóa chất nhờ sự đàn hồi và các liên kết chéo tốt.

Khả năng chịu sốc nhiệt.

lớp phủ polyurethane ít có khả năng bị hư hỏng do tác động tốc độ cao. Độ đàn hồi của sàn urethane cho hiệu suất tốt hơn ở những nơi có mức độ biến đổi nhiệt cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những khu vực có điều kiện môi trường khá lạnh hoặc nóng như: Kho đông lạnh, nhà máy sấy, lò hơi, xưởng sản xuất,…

Kết Luận

Bài viết ở trên là những thông tin giúp quý khách hàng có thể biết thêm thông tin về quy Trình Sơn PU Tự Phẳng Cho Nền Bê Tông Nhà Xưởng một cách chi tiết và cụ thể nhất. Đảm bảo tuyệt đối cho một mặt sàn đạt tiêu chuẩn.

Viết một bình luận