Bạn đã biết ISO 22000 là gì? Và chúng được ứng dụng vào nhà máy kho xưởng như thế nào không? Đừng lo, hãy để tapvuvesinh.com giúp bạn giải đáp những câu hỏi này trong bài viết dưới đây ngay nhé.

ISO 22000 là gì?
ISO22000 được biết đến là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo sự an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn cho thấy cách một tổ chức có thể chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy hại để đảm bảo rằng thực phẩm luôn được an toàn.
Ứng dụng ISO 22000 vào nhà máy kho xưởng
Địa điểm môi trường đạt chuẩn ISO:
Khi xây dựng nhà máy kho xưởng cần xem xét các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới sản phẩm. Tuyêt đối không nên đặt nhà máy kho xưởng tại những nơi có mối đe dọa đối với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà xưởng cần bố trí cách xa:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm hay hoạt động công nghiệp, sinh hoạt có khả năng gây ô nhiễm.
- Khu vực dễ bị ứ động nước, ngập lụt hay những khu vực dễ bị sinh vật phá hoại.
- Khu vực có các chất thải rắn/lỏng mà không thể loại bỏ một cách có hiệu quả.
- Hệ thóng thoát nước, cống rãnh tốt, không gây ô nhiễm.
- Nguồn cung cấp nước sạch phải đảm bảo, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, chế biến của nhà xưởng.
Thiết kế nhà xưởng đạt chuẩn ISO:
- Khu vực chế biến và sản xuất thực phẩm nên được thiết kế theo quy tắc một chiều. Giúp ngăn chặn, hạn chế tối đa việc ô nhiễm chéo, gây ảnh hưởng chất lượng thành phẩm.
- Có sự cách biệt giữa sản xuất và không sản xuất giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng. Hay các khu vệ sinh, khu thay trang phục, khu nhà ăn để tránh ô nhiễm chéo.
- Kho chứa đựng và bảo quản nguyên liệu, thành phẩm phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu của từng loại. Tránh sự xâm nhập của các loài côn trùng, động vật gây hại.
- Thiết kế, bố trí nhà xưởng phải phù hợp với công nghệ và chủng loại sản phẩm. Điều này giúp phòng ngừa mọi sự ô nhiễm chéo giữa các công đoạn sản xuất, chế biến và xử lý sản phẩm

Xem thêm bài viết: 6 Tiêu chuẩn và 10 Quy Trình Trong Vệ Sinh Công Nghiệp
Kết cấu nhà xưởng đạt chuẩn ISO:
- Kho, xưởng, thiết bị cần bố trí phù hợp và thuận tiện cho quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Để dễ dàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh.
- Trần nhà: sáng màu, làm bằng vật liệu không thấm nước, đọng nước và các chất bẩn. Các góc tại trần nhà phải làm tròn tiện cho việc vệ sinh, làm sạch.
- Sàn nhà: sáng màu, không thấm nước, không gây độc hại, dễ lau chùi, thoát nước tốt.
- Tường và góc tường: tường phải phẳng, sáng màu, dễ lau chùi, khử trùng tốt.
- Cửa ra vào: chóng thấm nước, tự động mở và đóng kín.
- Cửa sổ: phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bụi bám ở mức thấp nhất.
- Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm: phải bền vững, dễ lau chùi, bảo dưỡng và tẩy trùng.
- Hệ thống thông gió: thiết kế phù hợp với đặc thù với sản xuất. Nhằm để phòng hoặc hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm do không khí gây nên.
- Hệ thống chiếu sáng: cần cung cấp đủ ánh sáng để có thể tiến hành thao tác được dễ dàng. Đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sản xuất.
- Dụng cụ chứa chất thải, chất độc hại: được làm bằng vật liệu ít hư hỏng, kín, có nắp đậy. Tránh sự xâm nhập của các con vật và cần được làm sạch thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về ISO 22000 và ứng dụng vào nhà máy kho xưởng. Giúp bạn có thể áp dụng những quy chuẩn này vào thực tiễn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hay các đơn vị có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng xưởng đạt chuẩn ISO nhé.